Thực hiện các chức năng:
- Bảo đảm chất lượng Giáo dục nghề nghiệp (GDNN);
- Khảo thí;
- Nghiên cứu khoa học;
- Hợp tác doanh nghiệp, hợp tác quốc tế;
- Hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
- Hoạt động hội đồng tư vấn nghề;
- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số;
- Thư viện;
- Quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong học sinh, sinh viên;
- Thi đua khen thưởng; học bổng; kỷ luật học sinh, sinh viên (HSSV);
- Thực hiện chính sách của Nhà nước đối với HSSV.
Thực hiện các nhiệm vụ:
1. Bảo đảm chất lượng GDNN
- Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các Hội đồng liên quan đến hoạt động bảo đảm chất lượng GDNN theo quy định;
- Tham mưu Hiệu trưởng ban hành các quy trình công cụ bảo đảm chất lượng theo quy định;
- Xây dựng quy định, quy trình tự đánh giá chất lượng GDNN theo quy định;
- Lập kế hoạch, tổ chức triển khai xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng theo quy định;
- Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng GDNN theo quy định;
- Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kiểm định chất lượng;
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đánh giá ngoài và phối hợp với đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN theo quy định;
- Tổng hợp thông báo tồn tại và lập kế hoạch khắc phục tồn tại về hệ thống bảo đảm chất lượng;
- Thực hiện báo cáo đánh giá và đề xuất biện pháp cải tiến về hoạt động bảo đảm chất lượng;
- Lập báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN theo quy định;
- Lập báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng theo quy định;
- Tham gia các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng;
- Kiểm tra giám sát hoạt động dạy và học; kiểm tra, giám sát kế hoạch, tiến độ đào tạo của Trường;
- Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm giám sát hoạt động dạy và học; kiểm tra, giám sát kế hoạch, tiến độ đào tạo của Trường;
- Công bố công khai kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN theo quy định;
- Gửi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN, báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng về các cơ quan quản lý theo quy định;
- Triển khai, chia sẻ thông tin, tài liệu hướng dẫn xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm chất lượng, công tác tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ bảo đảm chất lượng GDNN theo quy định;
2. Khảo thí
- Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các Hội đồng, ban giúp việc liên quan đến hoạt động khảo thí;
- Nghiên cứu đề xuất các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học;
- Xây dựng quy định, quy trình tổ chức thi kết thúc môn học/mô đun, thi tốt nghiệp;
- Tổ chức biên soạn, thẩm định ngân hàng đề thi, đáp án kết thúc môn học/mô đun, thi tốt nghiệp;
- Giám sát kỳ thi kết thúc môn học/mô đun;
- Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp đúng quy định;
- Hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản có liên quan đến kỳ thi;
- Tham mưu giải quyết phúc khảo bài thi và các tồn tại vướng mắc liên quan đến công tác thi;
- Quản lý và lưu trữ và bảo mật ngân hàng đề thi, đáp án thi kết thúc môn học/mô đun, đề thi tốt nghiệp theo quy định;
- Đánh giá chất lượng kết quả thi tốt nghiệp của HSSV;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ khảo thí theo quy định;
3. Nghiên cứu khoa học
- Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các Hội đồng liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Xây dựng quy định, quy trình nghiên cứu khoa học;
- Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học cho cán bộ, viên chức, HSSV của trường và các tổ chức/cá nhân của doanh nghiệp có hợp tác với trường;
- Chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo về hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định;
- Thực hiện báo cáo đánh giá và đề xuất biện pháp cải tiến về hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Thực hiện các báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học cho cơ quan quản lý theo yêu cầu và theo quy định;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiên cứu khoa học theo quy định;
4. Hợp tác doanh nghiệp, hợp tác Quốc tế
- Xây dựng quy định, quy trình hợp tác doanh nghiệp;
- Lập kế hoạch hợp tác doanh nghiệp hàng năm;
- Tham mưu thành lập Hội đồng và quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn nghề; triển khai thực hiện các hoạt động của Hội đồng tư vấn nghề;
- Triển khai thực hiện các hoạt động: Mời doanh nghiệp tham giám sát các kỳ thi tốt nghiệp, chấm thi thực hành; tham gia Hội đồng tự đánh giá chất lượng; tham gia Hội đồng tư vấn nghề...;
- Chủ trì và phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo ký kết hợp tác doanh nghiệp;
- Xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác giữa Trường với các doanh nghiệp;
- Phối hợp khoa, phòng thực hiện các hoạt động kết nối thường xuyên với doanh nghiệp trong quá trình thực tập, tuyển dụng cho HSSV;
- Tổ chức ngày hội việc làm cho HSSV; tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng;
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực tập của HSSV;
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực tập, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo tại doanh nghiệp;
- Lần vết HSSV đã tốt nghiệp ra trường;
- Thực hiện quy chế phối hợp doanh nghiệp theo quy định;
- Thực hiện báo cáo kết quả theo quy chế phối hợp doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan quản lý;
- Tham mưu thực hiện các hình thức hợp tác quốc tế trong GDNN theo quy định tại Điều 47 của Luật GDNN;
- Tham mưu xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Trường phù hợp với mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại Điều 46 của Luật GDNN và chủ trương, chính sách của Nhà nước về hội nhập quốc tế trong GDNN;
- Tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế bảo đảm thiết thực, hiệu quả; thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng kết các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường;
- Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động hợp tác quốc tế;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
5. Hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;
- Trang bị kiến thức, kỹ năng và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho học sinh sinh viên;
- Tổ chức sự kiện, hội thảo, trình bày các dự án khởi nghiệp, sáng tạo. Giới thiệu và đánh giá các dự án khởi nghiệp sáng tạo, kết nối các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư thiên thần;
- Huy động, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
6. Hoạt động Hội đồng tư vấn nghề
- Tham mưu thành lập các Hội đồng tư vấn nghề;
- Tham mưu phê duyệt quy chế hoạt động của các Hội đồng tư vấn nghề;
- Phụ trách, điều hành chung hoạt động cổng thông tin các Hội đồng tư vấn nghề;
- Phối hợp khoa, bộ môn xây dựng nội dung hoạt động của Hội đồng tư vấn nghề;
- Tổng hợp, báo cáo các hoạt động tư vấn nghề.
7. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Tham mưu xây dựng, khai thác và ứng dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng số, bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin trong Trường;
- Tham mưu xây dựng và triển khai các hoạt động chuyển đổi số;
- Quản trị hạ tầng mạng và thiết bị công nghệ thông tin;
- Hỗ trợ kỹ thuật mạng, phần mềm, hệ thống thông tin cho cán bộ, viên chức, người lao động;
- Tham gia tư vấn nâng cấp, bảo trì, sửa chữa, khắc phục các sự cố kỹ thuật trên máy tính và thiết bị ngoại vi.
8. Thư viện
- Xây dựng quy định, quy trình hoạt động thư viện;
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động thư viện;
- Tuyên truyền, giới thiệu sách;
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh sinh viên đọc sách, mượn sách;
- Thông báo, hướng dẫn HSSV đăng ký tài khoản Thư viện điện tử;
- Số hóa các chương trình, giáo trình đào tạo; tài liệu tại thư viện;
- Tham mưu ký kết hợp đồng hợp tác thư viện với Thư viện tỉnh, tổ chức thực hiện quản lý trạm sách, hợp tác với các trường về việc đăng ký và sử dụng thư viện điện tử;
- Thực hiện biểu mẫu, hồ sơ nghiệp vụ thư viện;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thư viện theo quy định.
9. Công tác học sinh, sinh viên
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại rèn luyện HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm nội quy, quy chế;
- Tham mưu thực hiện quy định một cửa trong công tác HSSV;
- Tham mưu, chỉ đạo công tác nhà giáo chủ nhiệm; theo dõi tình hình hoạt động của nhà giáo chủ nhiệm;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với HSSV về học bổng, trợ cấp xã hội, bảo hiểm và các chế độ khác có liên quan;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức đối thoại giữa Hiệu trưởng, các đơn vị liên quan trong nhà trường với HSSV;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp tổ chức công tác tuyên truyền;
- Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác;
- Giáo dục kỹ năng mềm, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động khởi nghiệp và kiến thức, kỹ năng bổ trợ cần thiết khác cho HSSV;
- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo qui định của Nhà trường;
- Tổ chức tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa cho HSSV;
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu của HSSV.
10. Công tác quản lý Ký túc xá
- Quản lý toàn diện Ký túc xá, nhà ăn, căn tin;
- Phối hợp các cấp chính quyền địa phương nơi Trường đóng trụ sở trong việc quản lý HSSV nội, ngoại trú;
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc có liên quan đến HSSV;
- Liên kết với các đơn vị trong và ngoài trường để mở rộng tổ chức các hoạt động liên kết dịch vụ và thực hiện các dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu học tập sinh hoạt cho cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV.